Đám hỏi là một trong những bước khởi đầu để bắt đầu cuộc sống hôn nhân. Nó là nghi thức không thể thiếu trong phong tục cưới của người Việt. Vì thế cả nhà trai và nhà gái đều phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong đó có chuẩn bị mâm quả đám hỏi. Mâm quả đám hỏi mang ý nghĩa sâu sắc đặc biệt trong chuyện cưới hỏi. Đóng vai trò như một điều may mắn gửi đến cho cặp uyên ương, các lễ vật mâm quả cần phải được trau chuốt nhất có thể. Không được để thiếu sót, hay quá sơ sài. Các mâm quả đám hỏi phải được chuẩn bị cho vừa đủ, vừa đẹp. Nghe thì có vẻ khó nhưng với những thông tin dưới đây thì chắc chắn việc chuẩn bị này sẽ không còn là vấn đề lớn.
1. Mâm quả đám hỏi là gì?
Trước khi bắt tay vào chuẩn bị thì ta cần phải hiểu về ý nghĩa của mâm quả. Theo phong tục, khi nhà trai muốn hỏi cưới nhà gái thì phải mang sính lễ qua hỏi chuyện. Sính lễ được đặt trong tráp được nhà trai mang sang nhà gái như lời hỏi cưới, cũng như gửi gắm điều may mắn đến với cặp uyên ương. Nó thể hiện sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái cũng như tình cảm mà nhà trai dành cho con dâu. Chính vì những ý nghĩa đó mà việc chuẩn bị mâm quả cưới luôn được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo.
2. Mâm quả đám hỏi gồm những gì?
Tùy từng vùng miền mà số lượng mâm quả ăn hỏi sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, một mâm quả ăn hỏi cơ bản cần phải đảm bảo có đủ một số lễ vật như: trầu cau, bánh kẹo, rượu trà, trái cây và phong bì tiền. Mâm quả đầy đủ lễ vật mang ý niệm hạnh phúc cũng như sự biết ơn của nhà trai đối với công sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ cô dâu. Và dưới đây là chi tiết những mâm quả ta cần chuẩn bị:
Mâm lễ ăn hỏi 2020
Mâm quả trầu cau:
Người xưa thường nói “ Miếng trầu là đầu câu chuyện”, tượng trưng cho một tình yêu sắt son như hình ảnh dây trầu – cây cau, mặn nồng như vị trầu khi nhai.
Mâm hoa quả:
Mâm trái cây trong đám hỏi với ý muốn một tình yêu và cuộc sống hôn nhân của đôi uyên ương luôn ngọt ngào và tươi mới. Hoa quả làm sính lễ phải lựa chọn sao cho tươi và được sắp xếp một cách đẹp mắt trên tráp lễ.
Mâm quả bánh cốm/bánh phu thê:
Nhắc đến mâm quả đám hỏi là phỉa nhắc đến bánh cốm hoặc bánh phu thê. Đây là lễ vật không thể thiếu. Thường đi có đôi có cặp như bánh cốm tượng trưng cho Âm – bánh phu thể tượng trưng cho Dương. Mong ước một tình yêu mặn nồng, chung thủy, hòa hợp, ngọt ngào.Tráp bánh thường được xếp thành hình tháp mang ý nghĩa xây dựng gia đình hạnh phúc một cách vững chắc.
Mâm quả trà, rượu:
Trà, rượu tượng trưng cho lời xin phép của con cháu, là lễ vật không thể thiếu trong mọi nghi thức đám hỏi truyền thống. Cầu mong ông bà tổ tiên chứng giám cho đôi trẻ với một đám cưới, cuộc sống hạnh phúc.
Mâm xôi gà- heo quay
- Xôi – gà : với màu đỏ và sự dẻo dai của xôi gấc ngụ ý cho lời chúc vợ chồng son sắt, yêu thương nhau. Đây là lễ vật đem lại sự may mắn, sung túc trong quan niệm của nhiều người.
- Heo quay: mang tin chúc mừng cho đôi vợ chồng trẻ sớm có tin vui, tài lộc, sung túc, no đủ đầy nhà.
Mâm quả tiền đen:
Nhiều ý kiến cho rằng tiền đen chính là sự thách cưới của nhà gái đối với nhà trai. Nói một cách khác là khoản nhà trai đóng góp để lo tổ chức lễ cưới, ngụ ý rằng tất cả đã được chuẩn bị chu đáo. Dù miền Bắc, miền Trung hay miền Nam thì mâm quả cưới cũng bao gồm 6 mâm quả chính sau: mâm quả trầu cau, mâm quả trà rươu, mâm quả bánh phu thê, mâm quả trái cây, mâm quả xôi gấc, mâm quả lợn quay.
3. Cách xếp mâm quả đám hỏi sao cho đẹp:
Thứ tự sắp xếp mâm quả đám hỏi:
- Mâm quả trầu cau: Mâm quả này sẽ được xếp ở vị trí đầu tiên trong các mâm quả sính lễ.
- Mâm quả trà rượu: Mâm quả này sẽ được xếp ở vị trí thứ hai.
- Mâm quả trái cây: Mâm quả này thường sẽ được kết theo hình trái tim, hình tháp hoặc hình long phụng tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình. Vị trí của mâm quả trái cây sẽ xếp thứ 3.
- Mâm quả xôi gà: Xôi gà sẽ được tạo hình trái tim hoặc gà luộc sẽ đặt ở vị trí trung tâm của mâm quả, xôi sẽ được tạo hình trái tim để ở xung quanh. Vị trí mâm quả sẽ ở vị trí thứ 4.
- Mâm quả lợn quay: Mâm quả này sẽ được xếp ở vị trí cuối cùng.
Trang trí và xếp mâm quả trầu cau Mâm trầu cau thường được chuẩn bị với số lượng khác nhau theo quan niệm mỗi miền như 105 quả cau và sẽ cần 210 lá trầu tươi mới thì tượng trưng cho câu nói “Trăm năm hạnh phúc”. Lá trầu sẽ được xếp vòng quanh mâm quả , tùy theo đường kính của mâm quả mà bạn sẽ xếp lớp lá dày hay mỏng. Mỗi qủa cau được dán thêm chữ Hỷ, đặt trong tráp lễ đỏ và trang trí nơ màu đỏ để đem lại sự may mắn.
Sau khi xếp hết lá trầu xung quanh, ở giữa mâm quả sẽ để trống đă đặt buồng cau. Mâm quả trầu cau sẽ được thắc nơ hoặc dán chữ decan lên từng quả cau. Trang trí và cách xếp mâm quả cưới trà rượu: Mâm quả trà rượu sẽ gồm 1 cặp trà và 1 cặp rượu. Để cố định trà và rượu, bạn sử dụng băng keo trong để cuốn 2 hộp trà với nhau và 2 chai rượu với nhau, sau đó sử dụng giấy bóng kính, loại hay dùng để gói quà gói từng loại lại rồi thắt nơ ở bên trên và xếp vào mâm quả. Trang trí và xếp mâm quả bánh phu thê: Người miền Nam thường sử dụng 105 bánh phu thê để xếp vào mâm quả, cùng với ý nghĩa của 105 quả trầu ở trên.
- Xếp ở chính giữa là 2 hàng, mỗi hàng 6 bánh.
- Kế tiếp 2 bên là 2 hàng, mỗi hàng 5 bánh.
- Ngoài cùng sẽ là 2 hàng, mỗi hàng 3 bánh.
- Sau đó bạn xếp bánh chồng lên trên theo hình tháp.
Lần đầu việc xếp bánh có thể sẽ không đẹp được như ý, bạn sẽ phải xếp vài lần thì mới được như mong muốn. Lưu ý là bạn nên dán chữ Hỷ vào từng cái bánh phu thê. Trang trí và xếp mâm quả trái cây:
Đối với mâm quả trái cây bạn nên lựa chọn kỹ từng loại một để đảm bảo trái cây không bị hư hỏng. Bạn không nên chọn các loại quả quá to, nên lựa chọn các loại quả có kích thước trung bình để dễ dàng sắp mâm quả. Tùy từng vùng miền mà các loại trái cây được lựa chọn để bày trong mâm quả sẽ khác nhau, với các loại quả có vỏ cứng và nặng sẽ được xếp xuống dưới, quả vỏ mềm sẽ được xếp lên trên cùng. Trang trí và xếp mâm quả xôi gấc: Xôi gấc sẽ được tạo hình trái tim, bên trên sẽ là lớp đậu xanh để tạo thành chữ Hỷ. Trong mâm quả xôi gấc sẽ có 5 tim xôi và 1 con gà luộc để ở giữa, nếu không có gà luộc thì sẽ thêm 1 tim xôi. Vì xôi gấc là thực phẩm, có thể sử dụng để ăn ngay, nên khi chuẩn bị mâm quả bạn cần đảm bảo vệ sinh, lót lớp giấy bóng bên dưới. Đó là cách trang trí và xếp các mâm quả cưới theo phong tục truyền thống. Với mỗi vùng miền có thể số lượng mâm quả sẽ nhiều hoặc ít hơn, nhưng đa phần cách sắp xếp mâm quả đều tương tự như vậy.